Tài liệu và nghi vấn Bùi_Viện

Cho đến nay, một tiểu sử với hành trạng như vậy của Bùi Viện đều có chung một xuất xứ là cuốn sách viết về Bùi Viện của Phan Trần Chúc xuất bản vào cuối thập niên 1940 đến 50 cũng là thời điểm nước Mỹ đang can thiệp vào Việt Nam để giúp thực dân Pháp nhưng cũng mưu đồ một âm mưu lâu dài ở khu vực này. Chưa thấy một bộ chính sử nào của triều Nguyễn hay những hồ sơ lưu trữ vốn rất phong phú của Hoa Kỳ đề cập tới. Cuộc viễn du qua Mỹ của Bùi Viện, cho đến nay vẫn được nhiều nhà sử học Việt Nam đinh ninh trong các công trình của mình; nhưng trong giới học giả Hoa Kỳ thì không thấy nói đến hoặc có nhắc đến tên tuổi và hành trạng này thì đều chú rằng "theo các nhà sử học VN". Nhưng có một tên tuổi Việt Nam nữa còn được coi là người Việt Nam đến Hoa Kỳ sớm hơn cả Bùi Viện đến 4 thập kỷ là Trần Trọng Khiêm, sinh năm 1821 tại làng Dòng, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ.[3]Học giả Nguyễn Quốc Trị (giáo sư, viện trưởng giảng dậy đại học ơ My)trong cuốn sách xuất bản tại Mỹ "NGUYỄN VĂN TƯỜNG và cuộc chiến chống đô hộ Pháp" xuất bản 2013 tr 125 đến tr 128 đã trình bầy khá kỹ về Bùi Viên. Theo ông đến nay chưa có cơ sở chúng minh cho việc Tổng thống Hoa Kỳ tiếp ông Bùi. Viện cả. Và các sách quốc sử triều Nguyễn không hề chép về sự kiện này mà chỉ dựa và tiểu thuyết hư cấu của Phan Tràn Chúc là không có cơ sở khoa học. Vả lại ông Phan Trần Chúc viết truyền xẩy ra trước đó đã gần 100 năm, mà không có một nguồn tư liệu chính thống nào thì sự tồn nghi về cuộc hư cấu của tiểu thuyết của ông Phan.